Sơn là 1 trong những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng và trang trí, bởi đây là mảnh ghép cuối cùng của sự hoàn thiện. Cũng vì thế mà ngành sơn đã khởi nguồn từ rất lâu đời, với lịch sử dài hàng chục ngàn năm. Trong quá chuỗi hành trình dài ấy ngành sơn đã liên tục chuyển mình và có những bước tiến không ngừng về công nghệ và sản phẩm.
Quy trình sản xuất sơn là một quá trình đòi hỏi một đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm, kỹ năng cao trong công việc. Tùy vào đặc tính của từng loại sơn mà quy trình sản xuất sẽ thực hiện khách nhau. Tuy nhiên, về cơ bản việc sản xuất sơn tại nhà máy Sơn Hải Vân thường trải qua các bước cơ bản như quá trình phân tán, nghiền mịn, ngâm ủ, pha loãng và kiểm tra chất lượng thành phẩm.
Cùng với sự phát triển không ngừng của các dòng sơn cao cấp đòi hỏi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải khắc khe và quy chuẩn. Bài viết này sẽ sơ lược một số phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm sơn trước khi xuất xưởng.
1. Kiểm tra độ mịn

Xác định độ mịn của sản phẩm bằng thước đo độ mịn.
Đặt thước (phải khô và sạch) lên mặt phẳng nằm ngang có bề mặt không bị trượt.
Rót một lượng mẫu (đủ để lấp đầy rãnh) vào sâu của rãnh sao cho mẫu hơi bị chảy ra ngoài rãnh một ít. Chú ý khi rót mẫu không để tạo bọt khí.
Giữ dao gạt vuông góc với bề mặt thước, lưỡi dao gạt song song với chiều ngang thước và tiếp xúc với bề mặt thước ở phía sâu nhất của rãnh. Kéo dao gạt qua khỏi điểm có độ sâu 0 mm của rãnh với tốc độ không đổi trong 1 – 2s. Sử dụng một áp lực đủ xuống dao gạt sao cho rãnh được lắp đầy mẫu và lượng dư gạt ra ngoài rãnh.
Trong thời gian không quá 3s kể từ khi gạt xong, dưới ánh sáng đủ để nhìn rõ mẫu, quan sát mẫu dưới góc nhìn trong khoảng 20 – 300 so với bề mặt thước.
Tiêu chuẩn độ mịn xuất xưởng: Sơn lót ≤ 60 Micromet (µm)
Sơn phủ ≤ 30 Micromet (µm)
2. Kiểm tra độ nhớt
2.1.Thao tác thực hiện đo độ nhớt bằng cốc đo (phễu đo)
Chuẩn bị cốc: Giữ thăng bằng cốc đo độ nhớt trên mặt phẳng ngang (nên sử dụng giá đỡ dành riêng cho cốc đo độ nhớt).
Đổ mẫu vào cốc: có thể dùng ngón tay bịt lỗ cốc lại sau đó từ từ rót mẫu vào cốc đo. Tránh tạo bọt khí, và rót sao cho mẫu chảy tràn qua mép cốc 1 chút. Dùng một tấm kính hoặc là đũa gạt qua mép phễu để chiều cao của mẫu bằng với đỉnh của mép cốc đo.

Đo thời gian chảy: Đặt 1 cốc chứa có thể tích lớn khoảng 100ml phía dưới cốc đo độ nhớt. Từ từ buông ngón tay ra khỏi lỗ cốc đồng thời tính thời gian dòng chảy của mẫu chảy đứt. Nhớ phải ghi lại thời gian một cách chính xác nhất.
Tiêu chuẩn xuất xưởng: so sánh với bảng thông số kỹ thuật chuẩn, thông thường ≥ 90 giây
2.2.Thao tác xác định độ nhớt của sơn theo đơn vị KU bằng nhớt kế Stormer hiển thị số

Trộn đều mẫu và cho vào cốc đo. Nhiệt độ mẫu đo khoảng 25-270C.
Đặt cốc đo dưới cánh khuấy, hạ cánh khuấy đến vạch chuẩn. Đợi trị số trên màn hình ổn định thì đọc kết quả.
Đơn vị đo độ nhớt: KU
Tiêu chuẩn xuất xưởng: so sánh với bảng thông số kỹ thuật chuẩn
Thông thường
Sơn lót ≥ 70 KU
Sơn phủ ≥ 60 KU
3. Kiểm tra tỷ trọng

Xác định trọng lượng của cốc trước khi tiến hành thao tác đo tỷ trọng.
Đổ đầy cốc, loại bỏ không khí dư, dung dịch bám dính bên ngoài.
Cân cốc sau khi thêm dung dịch, trừ trọng lượng ban đầu.
Vệ sinh cốc.
Khi sử dụng cốc 100 cc : Tỷ trọng = Trọng lượng cân được x 0.01 (g/L)
Tiêu chuẩn xuất xưởng khi tỷ trọng của mẫu sơn sai lệch so với thông số chuẩn không quá ± 0.05 (g/L)
4. Kiểm tra màu sắc
4.1.Phương pháp cảm quan
Đây là phương pháp mà một người có khả năng và kinh nghiệm phân biệt màu sắc, độ sai lệch giữa các mẫu vật sẽ tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ sử dụng các thiết bị hỗ trợ để cung cấp đầy đủ ánh sáng tương tự như ánh sáng tự nhiên cho người quan sát. Một số những thiết bị hỗ trợ như đèn chiếu sáng, tủ soi màu,…

4.2. Phương pháp hiện đại trong kiểm tra chất lượng sơn
Phương pháp hiện đại chính là phương pháp xác định và phân biệt màu sắc của sơn có độ chính xác cao nhất dựa vào các loại máy đo màu sắc, máy so màu sắc. Những thiết bị đo màu sắc, so màu sắc hoạt động với đầu cảm biến và bảng quang phổ mang đến khả năng đo màu, đánh giá sự chênh lệch màu sắc giữa các mẫu vật.

5. Kiểm tra chất lượng – độ bám dính của màng sơn
Độ bám dính sơn được xem là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá độ bền của lớp sơn.
Hiện nay, phương pháp dùng dao cắt để kiểm tra độ bám dính được sử dụng nhiều nhất. Do giá thành của dụng cụ rẻ, thao tác kiểm tra đơn giản, nhanh chóng, kết quả đo đáng tin cậy.

Bề mặt mẫu kiểm tra cần phải bằng phẳng và không dính tạp chất.
Đặt mẫu lên một mặt phẳng cứng sao cho tấm mẫu không bị biến dạng khi kiểm tra.
Dùng dao cắt 2 đường vuông góc lên mẫu. Sau đó dùng chổi lông mềm chải nhẹ theo mỗi đường cắt.
Sử dụng băng dính chuyên dụng để kéo lớp sơn phủ ra khỏi chất nền.
Dùng kính lúp đối chiếu mẫu với hình ảnh ở dưới để đánh giá độ bền bám dính của lớp vật liệu phủ.


Tiêu chuẩn đánh giá sơn xuất xưởng theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 2021/SHV
6. Kiểm tra chất lượng sơn – nội dung: độ cứng màng sơn
Độ cứng màng sơn là một trong những chỉ tiêu vật lý quan trọng giúp đánh giá độ bền, khả năng chống trọi lại các yếu tố gây hư hỏng trầy xước lên lớp sơn.
– Có nhiều phương pháp để đánh giá độ bền chống trầy xước của sơn:
Dụng cụ đo độ cứng con lắc
Máy đo độ trầy xước sơn
Dụng cụ đo độ cứng bút chì
Dụng cụ đo độ cứng Buchholz…
Trong các phương pháp trên thì phương pháp kiểm tra độ cứng sơn bằng bút chì được sử dụng nhiều nhất do giá thành rẻ, thiết kế nhỏ gọn tiện lợi, đơn giản rất dễ sử dụng, kết quả đo chính xác.
Làm sạch mẫu cần kiểm tra (bề mặt mẫu phải bằng phẳng và tấm mẫu không bị biến dạng khi kiểm tra).
Gọt bút chì rồi làm bằng đầu bút chì vào giấy nhám. Gắn bút chì vào dụng cụ như hình vẽ.

– Thực hiện kiểm tra độ cứng sơn bằng bút chì bằng cách đẩy cục nặng một đường thẳng về phía trước. Dùng gôm để tẩy đường bút chì mới vẽ và quan sát mẫu.
– Thực hiện tương tự với các bút chì có độ cứng giảm dần. Ngừng việc kiểm tra khi bút chì không cắt màng hoặc không làm trầy màng sơn khô nữa.
– Độ cứng của mẫu chính là ký hiệu trên bút chì ngay khi mẫu không bị trầy xước.